Việc nộp thuế là tốt, vừa đóng góp cho xã hội (nếu tiền thuế thực sự được sử dụng đúng mục đích), vừa thể hiện nhà nước đã thừa nhận tính hợp pháp của bộ môn poker. Vấn đề là con số đưa ra đã hợp lý chưa. 10%, nghe qua không nhiều, “chỉ mấy thằng thua mới quan tâm, tao là winning player, sụt giảm chút lợi nhuận không sao cả“, “nhìn sang Mỹ, Ấn Độ… kìa, bọn nó còn tính thuế tận 30%“. Tuy nhiên, những nước khác dù thuế 30%, nhưng là tính theo năm, và tính trên lợi nhuận thực sự, thu nhập thực sự của bạn trong năm đó, chứ không phải như hiện nay ở Việt Nam là tính theo từng tour.
Để cảm nhận rõ việc tính 10% theo từng tour đúng nghĩa “sưu cao thuế nặng” đến thế nào, mình cho máy tính chạy thử giả lập tình huống sau:
- 1000 người chơi mid stakes
- Chơi 500 tours trong 1 năm: 50 tour 22M, 100 tour 11M, 100 tour 5.5M, 100 tour 2.2M, 150 tour 1.1M, tổng buy in 3.1B (mất rake 285M)
- Mỗi tour có 100 entries, top 15% được giải theo cấu trúc phổ biến thường gặp
- Mỗi người chơi đều là người chơi trung bình ko có gì vượt trội hay quá kém so với field, tỉ lệ xếp mỗi thứ hạng đều nhau = 1/100
Kết quả giả lập được liệt kê trong file sau:
thống kê
- Dù trình độ mọi người chơi trong 1000 người này y hệt nhau, nhưng kết quả vô cùng khác biệt, thể hiện rõ variance của tour lớn đến đâu. Lợi nhuận trong năm đi từ 2.3B đến -1.87B.
- ROI đi từ -60% đến 70%+
- Ông nào big hit thì phải đóng 480M tiền thuế, ông ít thì 80M. Tổng cộng 1000 người này đóng 226B tiền thuế trong 1 năm.
- Sau khi trừ thuế, lợi nhuận người chơi giảm xuống, đi từ 1.8B đến -1.95B. Nghe qua thì không khác biệt nhiều so với ở trên.
- Thế nhưng nếu nhìn vào tỉ lệ sụt giảm của từng cá nhân, sẽ thấy con số rất lớn: 1 người chơi “top pro” có ROI ~50%, sẽ giảm xuống ~40%, ROI ~30% sẽ giảm xuống 20%, chấp nhận được, vẫn sống khỏe. Nhưng top pro chiếm lượng rất nhỏ trong cộng đồng. Người chơi khá, có ROI ~20% sẽ giảm xuống 10% (giảm 1 nửa thu nhập), người chơi trung bình có ROI ~10% sẽ giảm xuống 1% (giảm 10 lần).
- Tính trung bình ra, thu nhập của các winning players sẽ bị sụt giảm 223%. So với con số 30% của các nước khác (Mỹ, Ấn Độ…) là 1 trời 1 vực, chứ không cần so với các nước miễn thuế khác (Áo, Bỉ, Philippines, Đài Loan, Campuchia…). Còn “thu nhập của losing players” thì khỏi bàn tới, tất nhiên đã thảm càng thảm hơn.
- Việc đánh thuế 30% tính theo lợi nhuận năm cũng công bằng hơn nhiều: chỉ những người có thu nhập thực sự mới phải đóng thuế, và thu nhập càng lớn càng đóng nhiều. Chẳng hạn những người chơi thu nhập tốt nhất trong năm (thường nhờ vào các big hit, kiểu hên hên vô địch Main Event), thay vì phải đóng ~400-450M tiền thuế nếu tính theo công thức hiện nay, sẽ phải trả lên đến 500-700M, đỡ cho những người chơi khác.
Đây mới là đang tính cho người chơi mid stakes, chơi nhiều tour kiểu 1.1M, 2.2M… chưa chắc đã hit lớn cần đóng thuế. Nếu người chơi high roller thường xuyên đánh tour lớn 33M, 55M, 110M…, tất nhiên lượng thuế phải đóng, độ sụt giảm trong thu nhập sẽ càng cao. Tuy nhiên vì người chơi high roller chiếm số ít trong cộng đồng, nên mình không bàn tới.
Thảo luận
Dựa vào những con số này, có thể thấy trong thời gian tới, lượng winning players trong cộng đồng sẽ giảm rất nhiều, còn losing players đã lỗ cũng càng lỗ thêm, và con số là rất lớn chứ không phải “chỉ giảm 10%” như 1 số bạn (chắc hơi yếu toán) ngây thơ nghĩ.
Tất nhiên, nhà nước đã ra luật, thì chúng ta cần tuân thủ (để tránh rắc rối). Nhưng cũng cần thảo luận, nêu ý kiến, đóng góp ý kiến cho những người ra luật, để luật được phù hợp hơn. Nhà nước vẫn có nguồn thu, nhưng vẫn phải đảm bảo hài hòa lợi ích đôi bên, giúp duy trì hệ sinh thái poker.
Tham khảo
- Hệ sinh thái poker phần 1
https://www.facebook.com/groups/pokervacuocsong/posts/518745423587657/ - Hệ sinh thái poker phần 2
https://www.facebook.com/groups/pokervacuocsong/posts/520769376718595/