Những Cách Nghĩ Sai Trong Poker (Phần 1): Kết Quả Ngắn Hạn

Một con tàu, dù có những thủy thủ giỏi mấy mà thuyền trưởng cho đi sai hướng, sẽ không bao giờ đến đích. Một công ty, dù có những nhân viên tài năng, nhưng chiến lược kinh doanh của ban giám đốc sai lầm cũng không thể thành công. Trong poker, dù bạn có chơi nhiều đến đâu mà tư duy / cách nghĩ về Poker còn lầm lẫn thì cũng không thể đột phá lên được. Trong loạt bài này, mình sẽ không nhắc đến mặt kĩ thuật / chiến thuật của từng ván bài (chẳng hạn ở đây nên check raise, ở đây nên bet nửa pot, vv…), mà mình sẽ điểm lại những sai lầm về cách nghĩ tổng quan / mặt sách lược.

BẠN THUA KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ BẠN ĐÁNH SAI

Nhiều bạn đăng hands thua lên group để hỏi xem phải đánh thế nào. Phần lớn trong những hand này, họ thua vì bị bad beat (chẳng hạn 2 đôi all in trên flop, gặp nhà mua thùng call và mua ra ở river), hoặc họ bị cooler (chẳng hạn AK đụng AA, thùng nhỏ đụng thùng to…). Poker khác với những môn thể thao như tennis, đá banh, cờ vua… Trong phần lớn các lĩnh vực, nếu bạn thua, lý do chính là vì bạn yếu hơn đối thủ, hoặc bạn mắc sai lầm. Trong poker, bạn có thể làm mọi thứ rất đúng nhưng vẫn thua. Vì từ nhỏ, chúng ta luôn được rèn luyện theo cách nghĩ: kết quả sai có nghĩa là ta làm sai, “bị điểm kém nghĩa là học kém”, “thi trượt nghĩa là chưa đủ chăm”, “bị từ chối việc làm nghĩa là chưa đủ giỏi”, vv… nên nhiều người gặp khó khăn để lĩnh hội và đón nhận cách suy nghĩ mới của poker: kết quả ngắn hạn không liên quan gì đến việc bạn chơi đúng hay sai. Trong poker, chỉ đường dài mới biết ngựa hay.

Khi bạn thua 1 pot lớn, tâm lý thường gặp là buồn, bức xúc, thất vọng. Thay vì dằn vặt mình với kết quả, hãy bình tĩnh và xem xét lại từng hành động của bạn trong ván bài, tự hỏi xem có chỗ nào bạn có thể chơi hay hơn không. Còn nếu bạn không làm gì sai nhưng vẫn thua, hãy thoải mái, tự hào với cách chơi của mình, và tin rằng khi bạn đánh đúng, về lâu về dài bạn sẽ ăn.

BẠN THẮNG KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ BẠN ĐÁNH ĐÚNG

Chẳng hạn:

  • Bạn call all in của đối thủ với bài yếu hơn, rồi mua ra thắng ngược lại. Bạn ăn, nhưng call ở đó có thể là không đúng.
  • Bạn bet ở river và đối thủ call với bài yếu hơn. Bạn ăn, nhưng không chắc bet ở đó đã là đúng.
  • Bạn bluff và đối thủ fold. Bạn ăn, nhưng không chắc bluff ở đó đã là đúng.
  • Bạn fold và đối thủ show ra bài nut. Bạn tiết kiệm tiền, nhưng không chắc fold ở đó đã là đúng.

Khi bạn ăn 1 pot, tâm lý thường gặp là thoả mãn, vui mừng, và thường quên luôn ván đó. Nhưng nên nhớ 1 lần nữa, kết quả của MỘT ván bài không nói lên điều gì. Thay vì tự mãn khi thắng, hãy tự hỏi lại bản thân xem hành động của bạn, dù ăn pot, có đúng hay không (theo ngôn ngữ toán học là có +EV không). Và nếu đúng, thì còn cách nào tối ưu hơn nữa không?

KẾT LUẬN

Trong những ngành nghề / bộ môn khác, bạn có thể tiến bộ rất nhanh bằng cách chơi đi chơi lại, thử hết chiêu này đến chiêu khác, thấy không được thì lại đổi, dần dần tìm ra cách chơi đúng. Như bạn thấy từ 2 ví dụ trên, cách học bằng đúc kết kinh nghiệm này, rất tiếc, vô cùng kém hiệu quả trong poker, bởi thường phải rất lâu bạn mới có được phản hồi chính xác cho việc mỗi chiêu của bạn có đúng hay không. Những người chơi thế hệ trước chỉ dựa vào kinh nghiệm, qua hàng chục năm chinh chiến, giờ đây đang bị rơi lại phía sau rất xa trước những bước tiến thần tốc của poker hiện đại. Chỉ có 1 cách duy nhất là học bài bản với sự trợ giúp của 1 nền tảng kiến thức vững vàng. Khi mỗi chiêu của bạn được giải thích, chứng minh bằng toán, bằng logic, bạn sẽ tự tin tiến rất nhanh, không còn phải dò dẫm, “bước thử” như trước nữa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *