(Link phần 1: các cách học thụ động)
6. TỰ CHƠI
Nhiều người có tài năng thiên bẩm đã vươn lên đỉnh cao trong poker chỉ hoàn toàn bằng cách chơi nhiều rồi tích lũy kinh nghiệm, không cần học hành gì thêm. Tuy nhiên, trường hợp như vậy vô cùng hiếm, và ngày càng hiếm.
Ưu điểm:
- Thực hành, hấp thụ lại những kiến thức bạn đã học được từ các phương pháp khác, chuyển hóa nó từ conscious competence (kỹ năng đòi hỏi tập trung, động não phân tích, tính toán) sang unconscious competence (kỹ năng tự động, phản xạ như 1 dạng trực giác). Chừng nào ngồi trên bàn bạn vẫn còn phải suy nghĩ quá nhiều (vì chưa biến được kiến thức thành unconscious competence), bạn còn chưa thể chơi A-game dài ngày.
- Kỹ năng, kinh nghiệm học được đúng thực tế, không phải lý thuyết suông. Áp dụng được đúng vào thể loại game mình chơi, mức stakes, field mình chơi.
- Nếu đã là người chơi khá giỏi, vừa “học” vừa ra tiền
- Có những kiến thức mà chỉ đọc sách, xem video… rất khó thành thạo, chẳng hạn nắm bắt table dynamics, tâm lý đối thủ, ngôn ngữ cơ thể…
Nhược điểm:
- Khác với những môn khác, feedback (phản hồi) trong poker đến rất chậm, bạn chơi đúng vẫn có thể thua, chơi sai vẫn có thể ăn (trong ngắn hạn). Có khi phải chơi cả vài năm mới nhận ra “à cái cách chơi mình dùng hồi xưa ăn nhiều, hóa ra là sai, hồi đó hên thôi“. Vì vậy cần tốn rất nhiều thời gian chơi, mới thực sự hình thành được kỹ năng tốt.
- Nếu trình độ chưa đủ cao, học bằng cách tự chơi là cách học “tốn kém” nhất.
7. TỰ HỌC
Tự review hands, tự nghiên cứu database, tự chạy solver…
Ưu điểm:
- Những thứ học được rất cá nhân hóa, đúng với thứ mình cần, đúng với điểm yếu của mình, chứ không chung chung như khi xem video dạy đại trà
- Các kiến thức, kinh nghiệm do tự bạn mày mò tìm tòi ra, sẽ nhập tâm, nhớ lâu hơn rất nhiều, so với học thụ động
- Hoàn toàn free
Nhược điểm
- Tốn thời gian hơn, có khi mất cả tháng nghiên cứu mới hiểu ra 1 khái niệm, mà khái niệm ấy nếu được 1 người giỏi hơn dạy (trực tiếp, hoặc qua video đại trà) thì chỉ mất 10 phút đã thông.
- Không nhận ra được những vùng khuất trong kiến thức của bản thân. “Ta không biết những gì ta không biết“. Có những lỗi bạn còn không biết mình đang mắc phải, nên không bao giờ review phần đó. Hoặc có những kiến thức bạn tìm ra nhưng sai, và cũng không có ai phản biện, phân tích, lập luận, chỉ ra những chỗ sai cho bạn.
8. HỌC CÙNG BẠN BÈ
Trong thời đại này, Poker càng ngày càng gần với một môn khoa học hơn là một ngành nghệ thuật sáng tạo. Và cũng như bất cứ bộ môn khoa học nào khác, cộng tác, liên kết là xu hướng tất yếu. Đa số top pro hiện nay học chung với bạn bè, thay vì tự học.
Ưu điểm:
- Có được ý kiến đa chiều, giúp thấy được góc khuất trong suy nghĩ của mình.
- Tận dụng được điểm mạnh của nhiều người khác nhau. Ví dụ, về mặt lý thuyết, có thể mình giỏi hơn nhiều bạn bè khác, nhưng mình vẫn thường hỏi hands anh Phạm Bảo, anh Lee Ming ở những tình huống exploit fishes, vì 2 anh đi chơi ở field Việt Nam nhiều hơn, nắm bắt thói quen đối thủ tốt hơn.
- Chuyên môn hóa, phân chia công việc. Chẳng hạn, có 1755 mặt flop khác nhau, nếu tự mình nghiên cứu hết thì rất tốn thời gian. Vì thế mình và cộng sự chia nhau mỗi người nghiên cứu 1 vài dạng flop, rồi dạy lại cho nhau, tiết kiệm thời gian rất nhiều.
- Hỗ trợ cả về mặt tinh thần, ủng hộ nhau mỗi khi downswing. Khi downswing, sự tự tin của bạn sẽ xuống thấp. Nếu có được những cao thủ khác nhìn vào kết quả của bạn và động viên “đây chỉ là đen thôi, mày vẫn đang chơi rất tốt“, bạn có thể vượt qua dễ dàng hơn (còn nếu chỉ có 1 mình, rất khó biết nhận định “mình chỉ đang đen thôi” này có phải là ảo tưởng hay không). Cũng tránh bị lo lắng, nghi ngờ thái quá, chẳng hạn 1 bạn học viên của Hồ Lô Biến, chơi short deck under EV rất nhiều sau hàng chục nghìn hands, và hoài nghi không biết trang này có cheat không. Nhưng khi nhìn vào Hồ Lô Biến và các đồng môn khác liên tục ăn, họ sẽ tự tin hơn, biết rằng đây chỉ là variance, đừng hoài nghi nữa, không thể dễ dàng chịu bỏ cuộc.
Nhược điểm
- Nếu bạn bè, đồng đội của bạn là những người kém, cả về mặt chuyên môn, và nhất là về mặt mindset, bạn sẽ ngày càng bị kéo xuống, thay vì cùng nhau thúc đẩy nhau lên. Dễ bị sa đà vào tiệc tùng bay lắc nhậu nhẹt sau mỗi lần big hit, than vãn bad beat set up mỗi giờ giải lao, hình thành phương pháp học sai, tư duy sai, thói quen xấu, rất khó thoát ra, vì “nhìn xung quanh bạn bè ai cũng vậy“.
- Ở low/mid stakes, rất dễ tìm bạn bè để học chung. Ở high stakes, mọi chuyện khó hơn nhiều, vì bạn học của bạn có thể cũng chính là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn (do có ít lựa chọn hơn nhiều, cả ít người chơi high stakes, lẫn ít games để chơi, buộc phải vào ngồi cùng bàn với nhau).
- Nếu có sự chênh lệch lớn về trình độ giữa các bạn học, dần dần 1 vài người sẽ có xu hướng im lặng chờ nghe người giỏi hơn nói, còn người giỏi hơn sẽ thấy cảm giác như mình đang dạy học chứ không phải đang học cùng nhau. Để tránh tình trạng này, người giỏi hơn phải không ích kỷ, sẵn sàng cho đi mà không quá quan tâm đến việc mình nhận lại gì, tự bảo bản thân rằng, khi mình giải thích 1 khái niệm với bạn bè, nó cũng giúp mình hiểu rõ khái niệm ấy hơn. Ngược lại, những bạn yếu hơn không được tự ti, phải chủ động hỏi nhiều, đưa ra ý kiến bản thân dù không chắc chắn, không được sợ sai. Hoặc có thể xem mình có thể hỗ trợ bằng các phương pháp khác (chạy aggregated reports, tổng hợp notes nghiên cứu đối thủ, vv…).
9. CÁC NHÓM
Group facebook, discord, forum với đông thành viên, cả của Việt Nam lẫn của thế giới, nơi bạn có thể thảo luận, lắng nghe rất nhiều người khác nhau.
Ưu điểm:
- Group có rất đông thành viên, nên thường có nhiều trao đổi liên tục, tương tác cao, post câu hỏi lên giờ nào cũng có người trả lời
- Các ý kiến rất đa chiều, do lượng thành viên đông
Nhược điểm
- Các group thường thượng vàng hạ cám, đủ thể loại người. Vì thế, các bạn newbie thiếu kinh nghiệm có thể gặp khó khăn trong việc chắt lọc thông tin, dễ tìm sai người để lắng nghe.
- Có thể lộn xộn, thiếu định hướng, các kiến thức được post cũng thường thiên về hỏi hands, thảo luận sơ sài, chứ không chuyên sâu.
- Hiệu ứng bystander, khi 1 vài người chỉ muốn ẩn mình trong group nghe người khác thảo luận, chứ không bao giờ phát biểu. Điều này vừa hạn chế đóng góp của họ, vừa khiến họ không thực sự tận dụng được ưu điểm của group.
- Group thường sẽ tốt cho những câu hỏi thiên về lý thuyết cơ bản, hơn là thiên về exploit. Lý do là vì mỗi người trong group lại chơi với field khác nhau, dạng đối thủ khác nhau, exploit của bạn có thể rất hiệu quả trong môi trường của bạn, nhưng lại không hiệu quả trong môi trường của thành viên khác, dẫn đến cãi nhau, ai cũng thấy người kia sai lè. Thậm chí nếu chơi cùng 1 môi trường, population cũng sẽ đánh khác khi đối đầu với những dạng người chơi khác nhau, nên 1 ông nit với 1 ông maniac sẽ có những nhận định khác nhau về thói quen của cộng đồng (1 ông thì kêu tao cứ 3-Bet là bọn nó fold, 1 ông thì ngược lại).
10. THUÊ COACH
Đã viết 1 bài dài chi tiết về cách học này.
Nhìn chung, trong cả 10 cách học trên, mỗi cách đều có ưu nhược điểm khác nhau. Tùy vào nhu cầu, ước muốn, trình độ hiện tại, điều kiện của bản thân, mà bạn có thể lựa chọn những cách học phù hợp nhất, hiệu quả nhất.