Nếu biết rõ đối thủ calling station, ai cũng biết exploit bằng cách bluff ít lại. Nếu biết rõ đối thủ hay bluff, ai cũng biết exploit bằng cách bắt bluff nhiều hơn. Nhưng nếu đánh với 1 người mới gặp lần đầu, chưa có nhiều thông tin thì sao? Có quan điểm cho rằng, khi gặp unknown, cách tốt nhất là đánh như GTO, rồi điều chỉnh khi có thêm thông tin. Đây là phương án tốt, nhưng chưa tối ưu. Khi gặp 1 unknown, cách tốt nhất là exploit họ theo thói quen trung bình của cộng đồng người chơi. Chẳng hạn nếu đi đánh live ở ngoài CLB tại Việt Nam, gặp 1 unknown, mình sẽ nhận định luôn: đối thủ đánh loose, station ở early game, và read này sẽ đúng ít nhất 70-80%. Miễn read của mình đúng nhiều hơn hẳn sai là ổn.
Bằng cách nào ta có được thông tin về thói quen chung của cộng đồng người chơi?
- Cách thứ nhất, là chơi thật nhiều, trui rèn trực giác.
- Cách thứ hai – MDA – là lấy thật nhiều dữ liệu hands, rồi dùng các kỹ thuật phân tích dữ liệu để tìm trends, tìm patterns. Việc dùng thật nhiều data để tìm ra thông tin hữu dụng đã được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực, từ y tế, thể thao, giải trí, đến kinh tế, chính trị, và poker cũng không phải ngoại lệ.
MDA được tiên phong vào khoảng 2015-2016 bởi anh em nhà Howard. Đừng nghĩ lối chơi exploit chỉ dành cho mấy ông old school chơi bằng kinh nghiệm, trực giác, cả 2 anh em Howard đều là những bậc thầy siêu đẳng, am hiểu tường tận về GTO:
- Nick Howard: cựu elite coach của Runitonce, học trò lâu năm của Matt Janda (1 trong những ông tổ GTO poker), từng tham gia viết quyển sách kinh điển “Applications of NLHE” đặt nền móng cho lối chơi GTO.
- Patrick Howard: nghiên cứu sinh tiến sĩ vật lý, nhưng bở dở giữa chừng để giúp anh trai mình cách đưa khoa học, data science vào poker. Đào tạo nên 1 loạt siêu sao poker như Andrew ‘OhHeyCindy’ Graham, Matt ‘ILuvAvrilLavigne91’ Marinelli, Patrick ‘Freenachos’ (cả 3 đều thuộc đội ngũ người chơi elite tham gia CoinPoker Cash Game Championship cuối năm vừa rồi).
Điểm cộng của MDA
- 1 thợ cày chăm chỉ, trung bình 1 năm chỉ đánh được vài trăm nghìn hands, ông nào siêu chăm thì cỡ 1 triệu hands. MDA có thể có dữ liệu lên đến vài trăm triệu hands. Như vậy, không cần cày quá chăm chỉ, bạn vẫn có thể có lượng thông tin phong phú, dồi dào.
- Cho thông tin vô cùng chính xác về cộng đồng người chơi, không bias. Có những thói quen chung rất dễ nhận ra (raise river thường là value, overfold sau khi check back flop…), nhưng ở nhiều tình huống, rất khó dùng logic để phán đoán phản ứng chung của người chơi là gì. Chẳng hạn, nếu đối thủ BXB (bet flop, check turn, bet river), thì theo bạn họ bluff nhiều hơn hay value nhiều hơn? Bạn có thể lập luận họ bluff nhiều hơn, vì người ta có xu hướng bet quá equity-driven ở turn (bet bài mua bán quá nhiều, bet bài trung bình để bảo vệ bài quá nhiều, fast play bài mạnh quá nhiều vì sợ bad beat…), nên đến river, dù là blank river hay ra thùng sảnh, thì họ cũng có quá ít value. Bạn cũng có thể lập luận họ value nhiều hơn, vì thường ông nào đang trong tâm trạng muốn bluff thì họ sẽ bluff tiếp ở turn, tiếp tục tỏ ra mạnh, còn khi check turn là đã give up rồi, BXB như thế trông không hợp lý nên họ sẽ không muốn bluff, chủ yếu sẽ là thin value với những bài pot control ở turn. Rất khó phân định bên nào chính xác hơn, cho đến khi bạn có dữ liệu thực tế.
- Một khi tìm ra được 1 điểm yếu/thói quen của cộng đồng người chơi, bạn có thể khái quát, áp dụng nó khi đối đầu với rất nhiều người. Còn nếu bạn nghiên cứu cơ sở dữ liệu hands của 1 đối thủ duy nhất (qua HUD), dù hiểu rõ về đối thủ đó, nhưng thông tin này vô dụng khi gặp người chơi khác.
Điểm trừ của MDA
- Thường quá tập trung vào exploit từng node trong game tree (node nào overfold, underfold, overbluff, underbluff) mà không có cái nhìn tổng thể multi-node: chẳng hạn exploit bluff khi họ overfold flop, nhưng đến turn phải làm gì?
- Một số read có thể không còn chính xác nếu bạn sang chơi ở cộng đồng khác (chuyển từ online sang live, chuyển từ Pokerstars sang XPoker, chuyển từ cash sang tour, chuyển từ game thường sang ante straddle…). Chú ý: rất nhiều read vẫn sẽ chính xác, vì thật ra người chơi poker giống nhau hơn bạn tưởng, 1 fish trong tour với 1 fish trong cash, 1 bad reg ở live với 1 bad reg ở online, vẫn có rất nhiều thứ giống nhau, áp dụng được hết, chứ không phải như mấy ông chả hiểu gì về poker (cũng như về data science) cứ lảm nhảm “sao lại dùng dữ liệu online để phân tích 1 tình huống đánh live“. Nó chỉ khác khi có lý do rõ ràng khiến chiến thuật giữa 2 cộng đồng khác hẳn nhau trong node ta đang nghiên cứu (chẳng hạn chỉ số 3Bet trong tour và trong cash sẽ khác nhau, vì 1 bên thường 8-9max 1 bên thường 6max, 1 bên thường short 1 bên thường deep, nhưng những thứ như overfold khi bị probe river thì giống nhau hết, may ra khi lên đến pool super high stakes mới khác).
- Đôi khi quá máy móc, đặt quá nặng vào con số, dữ liệu, mà quên đi việc tìm hiểu bản chất của poker. Tập trung quá nhiều vào “what” thay vì vào “why”. Khi gặp ngoại lệ (exploit không áp dụng được), bị phản công sẽ không biết xử lý.
MDA phù hợp nhất khi:
- Chơi ở những cộng đồng có 1 lượng lớn người chơi, ít phù hợp hơn khi chơi ở cộng đồng nhỏ (ít dữ liệu, dễ bị ảnh hưởng bởi 1 vài người chơi có chỉ số quá khác biệt khiến dữ liệu bị thiên lệch, và cộng đồng nhỏ thì thà tập trung phân tích chi tiết cụ thể từng đối thủ để max exploit họ tốt hơn là exploit chung chung)
- Chơi ở những cộng đồng trình độ trung bình/yếu, có nhiều lỗi thể hiện rõ ràng trên data, còn nếu cộng đồng đa số toàn người chơi khá giỏi, chỉ số khá đều, cân bằng, sẽ khó tìm được lỗi hơn nếu chỉ nhìn vào dữ liệu chung, thay vì đào sâu vào HUD/quan sát hands.
- Chính vì vậy, MDA phù hợp nhất cho low/mid stakes hoặc MTT, đặc biệt ở những sàn đông người. Trên thực tế, hiện nay 1 lượng rất lớn thợ low/mid stakes online theo trường phái này, đạt được những thành công lớn.
MDA khá dễ dàng áp dụng, nên có thể dạy cho được những người chưa nhiều kinh nghiệm/không quá thông minh vẫn có thể trở thành người chơi có lợi nhuận ở low/mid stakes, nhưng thường rất khó để lên được high stakes/trở thành top pro với lối chơi chỉ dựa vào MDA (pool nhỏ ít dữ liệu, nhiều người chơi khá giỏi ít lỗi quá lộ liễu, và nhất là các exploit theo trường phái MDA thường là hard exploit chứ không phải exploit kín, nên rất dễ bị các top pro nhận ra và phản chiêu). Đây cũng là 1 phần lý do những OhHeyCindy, Marinelli… dù là bố của mid stakes/high stakes với profit hàng triệu đô, nhưng cứ lên super high stakes gặp Otb_RedBaron, LlinusLlove… là bị vả. Tuy nhiên, cũng chính những tính chất này của MDA (dễ dạy, dễ kiếm profit nhỏ) thúc đẩy nhiều nhóm staking/CFP theo đuổi trường phái này, vì dễ dàng dạy cho vài chục, vài trăm người lối chơi MDA, hi vọng 1 lượng lớn trong số họ thắng được low stakes, thậm chí mid stakes, cộng lại lợi nhuận vẫn là đáng kể cho chủ nhóm ăn %.
Tham khảo
- 4 trường phái Exploit – phần 1/3
https://www.facebook.com/groups/pokervacuocsong/posts/1134743581987835/ - Trực giác trong Poker
https://www.facebook.com/groups/pokervacuocsong/posts/480102540785279/ - Exploit kín
https://www.facebook.com/groups/pokervacuocsong/posts/986978313431030/
