Về quan điểm “top pro poker thật thì đã im im giấu mình để được vào đánh với fish, ông nào xuất thân lộ diện thì nhằm lùa gà, ăn rake, bán khóa học…” của một doanh nhân nổi tiếng trong cộng đồng: doanh nhân này có rất nhiều kinh nghiệm trong công việc kinh doanh và cuộc sống, nhưng cũng chỉ mới đến với poker 3 năm, nên còn nhiều thứ anh chưa hoàn toàn nắm rõ.
MINDSET CỦA TOP PRO
Đại đa số các top pro poker thực thụ (ko nói top pro dỏm đại trà) đều có ego rất cao, tính competitive rất cao, muốn trở thành người giỏi nhất thế giới. Ví dụ nếu nhìn vào bàn high stakes cao nhất ở Pokerstars hay GGPoker, sẽ thấy toàn LlinusLlove, stefan, Illmitless, nacho, Davyjones… phang nhau ầm ầm, bàn chả có fish nào, tại sao họ làm thế? Vì ông nào cũng nghĩ ông ý là giỏi nhất. LlinusLlove từ thời trẻ đang vươn lên, có 1 thói quen là chỉ thích reg battle (nghĩa là đấu nhau với top thợ), bàn mà có fish ngồi vào là đứng dậy chuyển sang bàn khác. Jungleman cũng có thói quen “chọn game ngược“. Rồi rất nhiều các top pro thách đấu nhau heads up hàng chục nghìn hands. Alex Foxen – số 1 GPI thế giới 2 năm liền – thì than phiền về chuyện giải đấu PGT Championship có nhiều fish quá, làm mất đi tính danh giá của giải.
Chính tính competitive đó đã đưa họ đến đỉnh của bộ môn này. Họ ko quan tâm đến việc “làm sao vào được game mềm nhất“, có những lúc họ chỉ đơn giản yêu tính chiến đấu của poker thôi. Thực ra có thể nói, người nào không có cái tính điên này, rất khó có thể vươn tới đẳng cấp hàng đầu thế giới, vì họ sẽ dễ rơi vào “cái bẫy mid stakes”, không vượt lên được. Thế nên chuyện các top pro muốn chứng tỏ cho mọi người thấy họ giỏi thế nào, cũng là bình thường.
Với cá nhân mình cũng vậy, nếu cứ phải đi giả ngu, kiss ass người khác để làm sao lọt được vào chơi game mềm nhiều fish, thì thà mình tiếp tục với sự nghiệp IT, hoặc đi làm trong các lĩnh vực khác, còn lời hơn nhiều (đây cũng là 1 trong các lý do mình ít chơi live cash). Nếu có các game mềm cho mình tham gia, tất nhiên mình không từ chối, nhưng mình sẽ không đi ngược lại bản thân, giả làm 1 kiểu người khác, chỉ để được tham gia. Những người yêu tự do, đến với poker, chính vì họ không muốn phải làm những chuyện đó, họ muốn có thể đàng hoàng chơi khi nào họ muốn, không phụ thuộc người khác.
LÝ DO CHIA SẺ KIẾN THỨC
Trong hình là 1 vài ví dụ về những người đã hoặc đang coach poker: Jason Koon, Justin Bonomo, Dan Smith, Stephen Chidwick, Sam Greenwood, jungleman, Nick Petrangelo, Fedor Holz… – những top pro hạng nhất – đều từng coach poker, làm các video dạy, chia sẻ. Các bạn nghĩ họ có quan tâm đến vài đồng bạc lẻ họ có được từ mấy video đó ko? (1 video runitonce chắc được trả cỡ $2k). Có phải họ là kiểu “không kiếm được từ poker mới đi dạy“? Hay họ đang muốn dụ ai vào chơi để ăn rake? Nên nhớ, chuyện các pro chia sẻ kiến thức, nhiều khi miễn phí, là chuyện bình thường từ thời forum 2+2 20 năm về trước (toàn Phil Galfond, Ike Haxton, Tom Dwan, Cole South… lên chia sẻ ầm ầm). Đơn giản là họ yêu poker, yêu poker khi chơi, yêu poker khi nói về poker, tranh luận về poker, khi dạy người khác poker. Nếu anh doanh nhân kia thực sự yêu poker, anh sẽ hiểu về điều này.
Ngoài lý do muốn chia sẻ lại cho cộng đồng, họ cũng có thể muốn tạo branding để được tài trợ, muốn kiếm người cày hộ mình qua các khóa CFP, muốn đa dạng hóa các nguồn thu nhập, muốn có thêm 1 nguồn thu có tính ổn định đều đặn, điều đặc biệt thấy ở 1 vài coach mới lấy vợ sinh con như Stephen Sontheimer, Uri Peleg, Luke Johnson…, hoặc già rồi muốn giảm bớt stress, thay vì tuần đánh 6 ngày thì giờ đánh 4 ngày thôi, 2 ngày nghỉ ngơi + dạy học. Làm coach poker chẳng có gì xấu, miễn kiến thức họ chia sẻ có giá trị cho học viên, và không tìm cách lừa dối học viên, nói quá lên về trình độ bản thân hoặc về giá trị của khóa học.